Câu 1: Tìm hiểu thế nào là Website thương mại điện tử? Thế nào là sàn TMĐT? Phân biệt Website thương mại điện tử với sàn TMĐT? Lấy vd minh họa
Lĩnh vực thương mại
điện tử du nhập vào Việt Nam hoạt động cũng được một thời gian và
cũng có rất nhiều doanh nghiệp gặt hái được thành công lớn từ lĩnh vực này. Điều
này đã gây sự chú ý cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ bắt đầu quan tâm
nhiều hơn đến thương mại điện tử hay cụ thể hơn là việc bán hàng online thông qua sàn giao dịch điện tử và website thương mại điện tử.
1.Khái niệm Website
TMĐT
Theo quy định
pháp luật, khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website thương mại điện tử được định
nghĩa là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ
quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và
dịch vụ sau bán hàng.
2. Khái niệm sàn TMĐT
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định
52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến
hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện
điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở
khác.
Như vậy, TMĐT bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá
nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì
sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng,
mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Phân biệt Website thương mại điện tử với sàn TMĐT
Website
thương mại điện tử |
Sàn
thương mại điện tử |
Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử phục vụ hoạt
động thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại (như các trang
website của các doanh nghiệp buôn bán hàng hóa, dịch vụ ..). |
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử
cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người
quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó
(là các trang rao vặt, mua bán ...) |
Chỉ bán một loại sản phẩm hoặc một lĩnh vực sản phẩm cụ thể của đơn vị,
doanh nghiệp đó như: Web mỹ phẩm, web đồ da dụng, website quần áo, website áo
trẻ em...) |
Đa dạng hơn, cung cấp nhiều dịch vụ, nhiều lĩnh vực sản phẩm (VD:
shope, Tiki, Alibaba, Lazada...) |
Khi bán hàng trực tiếp trên trang web của mình, họ sẽ không phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp |
Cạnh tranh cao đặc biệt là về giá. |
Website thương mại điện tử sử dụng mô hình kinh doanh: Bán trực
tiếp với khách hàng Các doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm của mình trực tiếp với khách
hàng mà không phải thông qua một bên trung gian |
Sàn giao dịch TMĐT sử dụng mô hình kinh doanh: ▪ Khách hàng với Khách hàng ▪ Doanh nghiệp với Khách hàng ▪ Bán trực tiếp với Khách hàng |
Toàn bộ khách hàng mua sản phẩm trên website đều là khách hàng của
riêng doanh nghiệp |
Khách hàng của sàn TMĐT, không riêng của ai, sự cạnh tranh cao |
Chi phí không quá cao, thậm chí doanh nghiệp có thể tự thiết kế
website miễn phí. |
Tốn chi phí xây dựng, thường được xây dựng một cách độc lập do một
công ty thiết kế website chuyên nghiệp thực hiện |
Có áp dụng cho cả cá nhân |
Hiện chỉ các thương nhân, tổ chức mới được tiến hành đăng ký sàn giao
dịch thương mại điện tử, không áp dụng cho cá nhân. Người thành lập cần đăng ký hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh
cá thể |
4.Ví dụ Website thương mại điện tử và Sàn thương mại điện tử
a. Website thương mại điện tử
Vì sử dụng mô hình kinh doanh bán trực tiếp với khách hàng
nên hình thức này được nhiều doanh nghiệp triển khai để chủ động hơn trong việc
phân phối và kiểm soát đơn hàng… Một số doanh nghiệp lớn đã triển khai hình thức
website TMĐT như: Thế giới đi động, Điện máy xanh, Bách hoá xanh, BigC… Bên cạnh
đó, các shop quà tặng, thời trang, mỹ phẩm… cũng thường xây dựng cho mình một
website riêng có chức năng mua hàng, thanh toán.
Mục đích xây dựng và hình thành website TMĐT sẽ phụ thuộc lớn
vào chiến lược phát triển của công ty, tránh nguy cơ lệ thuộc vào các sàn TMĐT.
Thegioididong.com
Công ty đã xây dựng được một phong cách tư vấn bán hàng đặc biệt nhờ vào một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trang web www.thegioididong.com hỗ trợ như là một cẩm nang về điện thoại di động và một kênh thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.Hiện nay, số lượng điện thoại bán ra trung bình tại thegioididong.com khoảng 300.000 máy/tháng chiếm khoảng 15% thị phần điện thoại chính hãng cả nước
Đây là một kênh bán hàng tiềm năng và là một công cụ hữu hiệu giúp các khách hàng ở những khu vực xa mua được một sản phẩm ưng ý khi không có điều kiện xem trực tiếp sản phẩm.www.thegioididong.com là website thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với số lượng truy cập hơn 1.200.000 lượt ngày, cung cấp thông tin chi tiết về giá cả, tính năng kĩ thuật của hơn 500 model điện thoại và 200 model laptop của tất cả các nhãn hiệu chính thức tại Việt Nam.Thegioididong.com đã nhận được nhiều giải thưởng do người tiêu dùng cũng như các đối tác bình chọn trong nhiều năm liền
Nestle nespresso
Nestle Nespresso là một công ty con của Tập đoàn Nestlé,
công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới. Nespresso mang đến cho khách
hàng những viên cà phê nổi tiếng và máy pha cà phê chất lượng cao.
Công ty Nespresso sử dụng Magento để tạo trang web thương mại
điện tử của họ từ năm 2009. Nếu để so sánh thì tầm nhìn xa của Nestle thật ấn
tượng khi tại Việt Nam đến năm 2021 này mới bắt đầu tập trung chuyển đổi số và
bán hàng trên trang thương mại điện tử.
Điều đặc biệt hơn chính là phiên bản di động của trang web
này. Nó đẹp, thân thiện với người dùng và có độ trực quan cao. Tất cả đều được
triển khai một cách hoàn mỹ để mang lại trải nghiệm mua sắm cho người dùng cao
cấp, đồng thời gia tăng tỷ lệ chuyển mua hàng.
Ford
Có lẽ không có ai trên thế giới chưa nghe nói đến thương hiệu
này. Ford Motor Company là một công ty lớn trong ngành công nghiệp ô tô. Hơn nữa,
Ford là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất, và hiện tại đang đứng thứ
4 trên thế giới về sản lượng trong suốt thời gian qua.
Hiện nay, công ty Mỹ này đã đưa cửa hàng Phụ kiện Ford của họ
lên website để bán hàng trực tuyến từ năm 2012. Và nền tảng thương mại điện tử
mà họ dùng là Magento.
b.Sàn giao dịch thương mại điện tử
Hình thức này được triển khai bởi những cái tên quen thuộc
như: Tiki, Sendo, Shopee, Lazada. Shop Thương gia & Thị trường…
SHOPEE
▪ Thành lập từ 2015
▪ Có mặt tại 7 quốc gia: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand, Taiwan, Vietnam and the Philippines.
Có thể nói, với tốc độ phát triển của mạng internet như hiện
nay, Shopee đang dần phủ sóng khắp cả nước. Shopee đang dần trở thành kênh bán
hàng hiệu quả hàng đầu và cũng là sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam Đặc
biệt, Sàn thương mại điện tử Shopee đang dần trở thành một xu hướng mua sắm của
không ít bộ phận giới trẻ. Bản chất của Shopee chính là một social E-commerce
Platform là nền tảng website thương mại điện tử có tích hợp cùng mạng xã hội.
Chính vì thế mà người dùng có thể tương tác dễ dàng hơn với người bán hàng trên
Shopee, việc trao đổi thông tin cũng thuận tiện hơn.
LAZADA
▪ Thành lập từ năm 2012 (trực thuộc tập đoàn Rocket
Internet)
▪ Có mặt ở 6 quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, the
Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam.
▪ Năm 2016, chính thức được mua lại và trực thuộc Alibaba
Group
Nhà kinh doanh có thể mở gian hàng trên Lazada hoàn toàn miễn phí và các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Bảo mật thông tin khách hàng tốt, phục vụ tận tình. Các chính sách minh bạch, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Những sản phẩm bày bán trên Lazada đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, nguyên mới. Người mua được phép đổi trả sản phẩm nếu chất lượng không như cam kết. Mức hoa hồng cho người bán hấp dẫn, đa dạng hình thức thanh toán và vận chuyển. Hội tụ những thương hiệu, shop kinh doanh uy tín trên thị trường. Đặc biệt, Lazada còn hỗ trợ LazMall – kênh bán hàng đặc biệt với nhiều gian hàng chính hãng hàng đầu.
TIKI
▪ Thành lập từ tháng 3/2010
▪ Hệ sinh thái Tiki đang vận hành bao gồm: TikiNOW Smart
Logistics; Ticketbox; Tiki Trading
▪ Nhà đầu tư chính: Sea, TenaJD.com, Vinagame Corporation,
STICcent
▪ Dạng thức kinh doanh: E-Marketplace & E-commerce sales
website (thông qua Tiki Trading)
AMAZON
Sàn thương mại điện tử Amazon trực thuộc công ty Amazon.com Inc được dành riêng cho thị trường Mỹ. Với sự phát triển vượt bậc, Amazon trở thành một trang web bán lẻ hàng đầu trên thế giới, phân phối khắp 220 nước với hàng triệu người dùng. Lượng khách hàng tăng nhanh, nhu cầu của họ cũng nhiều lên. Amazon muốn đáp ứng toàn bộ nhu cầu đó và đã trở thành một kho hàng khổng lồ. Nếu như bạn muốn kinh doanh, buôn bán trên sàn thương mại này, trước tiên phải đăng ký gian hàng và trả tiền thuê gian hàng đó là xong. Nhìn chung về thủ tục mua bán trên Amazon tương đối đơn giản, không phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho 3 bên. Ngoài 2 sàn thương mại điện tử này, bạn còn có thể tham khảo thêm sàn thương mại điện tử Fado, sàn thương mại điện tử Postmart cũng khá hấp dẫn và thú vị đó.
Các sàn thương mại điện tử đều đang tham gia cuộc chiến “đốt
tiền” để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ cũng như những chiến dịch marketing
rầm rộ. Các thương hiệu và sellers kinh doanh trên sàn có thể tiết kiệm được
nhiều công sức, chi phí hơn so với tự vận hành shop riêng và chạy marketing.
Đây có thể gọi là “thời điểm vàng” để lên sàn. Tuy nhiên, nếu ai cũng lên
sàn, đồng nghĩa với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về
giá, khi sản phẩm của nhiều người bán được đặt cạnh nhau.
0 comments:
Đăng nhận xét